fbpx

Có vô số những câu chuyện nghề VFX gây hứng thú cho người trong nghề lẫn người ngoài cuộc. Những chuyện hậu trường của phim bom tấn chưa bao giờ hết tò mò đối với công chúng yêu  kĩ xảo điện ảnh chuyên nghiệp. Những người nghệ sĩ VFX chưa bao giờ thôi mang ý nghĩa truyền cảm hứng cho một bộ phận không nhỏ người trẻ thích sáng tạo. Và phiêu lưu trong thế giới huyền bí của VFX.

Hãy cùng PanaMotion đặt chân vào VFX thế giới và khám phá một vài chuyện nghề trong lĩnh vực đặc thù này nhé!

Tại Sao VFX artists là người tạo nên thế giới đa sắc màu?

VFX là tên gọi chung của tất cả những công việc thuộc lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh chuyên nghiệp. Trên thế giới hiện nay người ta chia các VFX artists thành hai nhóm:

  • Nhóm generalists: những người có hiểu biết về tất cả các công việc trong lĩnh vực VFX. Họ có thể làm được nhiều công việc khác nhau thuộc phạm trù của VFX. Nhóm này sẽ làm việc tại các công ty nhỏ về quảng cáo. Và đảm nhiệm đồng thời nhiều công việc khác nhau.
  • Nhóm specialists: những người này chỉ tập trung vào nghề duy nhất phụ trách một mảng duy nhất. Và họ cần đến sự hỗ trợ của các thành viên khác trong nhóm đối với những công việc họ không thể tự thực hiện được. Một khi đã trở thành specialist tức là bạn làm việc và phát triển năng lực thực sự tập trung. Cho ra thành quả công việc tốt và họ có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên sâu của họ.

Cái nhìn tổng quan về chuyện nghề VFX

Nên Học VFX Ở Đâu Để Nâng Cao Khả Năng Tay Nghề

Trong nghề VFX bằng cấp không quá quan trọng bằng việc bạn tự học được những gì. Thực hiện thành công dự án ra sao. Theo các chuyên gia trong ngành, những người đầu tiên trong VFX họ cũng không được học hành đầy đủ hay theo học trường lớp “đàng hoàng” . Thứ họ học và trau dồi hằng ngày ở ngay trên các trang web như DigitalTutors, Videocopilot, fxphd, Thegnomonworkshop, Fxguide, 3dvf. Họ tự học hướng dẫn và quan trọng nhất vẫn là tự đắm mình trong thế giới sáng tạo.

Điều đó không đồng nghĩa với việc phủ nhận hoàn toàn ý nghĩa học trường đào tạo VFX chuyên nghiệp. Trải nghiệm tại trường học giúp bạn khám phá VFX một cách bài bản và có hệ thống. Bên cạnh đó các kỹ năng về phần mềm, mỹ thuật hay làm việc nhóm cũng được nâng cao khi bạn học tại trường.  Một số ngành học/môn học trong lĩnh vực VFX bạn có thể được học: Design, Modeling/texturing, Layout, Animation, FX, Lighting, Compositing, Coloring, Editing, graphic animation… Bên cạnh đó các thuật ngữ, từ khóa mà bạn nên tìm hiểu thêm. Khi mới bắt đầu vào nghề: VFX, compositing, animation, making of, digital art, film fx, post production, 3D, tutorials, breakdown, mattepainting, motion capture, modeling, rendering, compisiting, rotoscopy…

 VFX từ runner đến senior

Người thành công không phải là người sinh ra đã ở vạch đích, với VFX lại càng không. Chẳng cái gì tự nhiên đến với bạn mà không qua cả một quá trình rèn luyện. Đặc biệt, lĩnh vực này đòi hỏi rất cao kinh nghiệm trong nghề của bạn. Tất cả những gì bạn cần là demo reel và bản sơ yếu (resume). 

Cơ hội làm việc trong ngành VFX mở rộng hơn rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc người mới có thể bắt đầu bằng runner ở các công ty lớn. Hoặc xin vào những công ty nhỏ để có thể được học hỏi từ tất cả các vị trí.

Để trở thành senior, bản thân mỗi VFX artist đã phải làm rất nhiều những dự án khác nhau. Điều đó sẽ kéo theo sự phát triển, bạn sẽ đảm nhiệm các công việc khó hơn và thú vị hơn.

Tuy nhiên cho dù ở vị trí nào đi chăng nữa. Có một điều quan trọng mà bạn không thể bỏ qua trên hành trình phát triển đó chính là động lực tiến về phía trước. Làm rất nhiều công việc cùng một lúc cho kịp dự án, làm thêm giờ. Sửa nội dung gấp rút trước ngày trả sản phẩm cho khách hàng đôi khi là đối phó với khách hàng khó tính…. Đó chỉ là một trong số những việc làm thường xuyên mà bạn cần đối mặt. Động lực sẽ tạo sức mạnh để bạn vượt qua tất cả những điều đó.

Vui vui về thế giới VFX

  • Jurassic Park, Terminator 2 hay cả những bộ phim của Disney cũng chính là những nguồn cảm hứng tuổi nhỏ, kéo các VFX artists lại con đường dẫn họ đến nghề.

  • VFX là công việc mà ở chỗ làm bạn sẽ không gặp những người đồng nghiệp mặc vest thắt cà-vạt. Mà thay vào đó sẽ là những đôi dép xỏ ngón với quần đùi và bàn làm việc thì toàn mô hình đồ chơi.

 

  • VFX artist sợ nhất là “deadline” (thời hạn). Đây là lĩnh vực mà khách hàng thì ít nhưng các cơ sở VFX thì quá nhiều. Đặc biệt là trong lãnh địa phim ảnh, vì thế các công ty phải cạnh tranh nảy lửa để có thể kiếm được dự án.
  • VFX artist chắc chắn sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người khác giới. Nhất là khi bạn nói với họ rằng bạn đã từng có công làm ra Harry Potter hay Xmen… Tuy nhiên, câu đầu tiên họ hỏi sẽ là “vậy bạn có gặp các diễn viên không”? Và câu trả lời thường là “Không”.

Cơ hội trong ngành VFX

Hiện nay đào tạo chuyên nghiệp về VFX trên thế giới đã có rất nhiều lựa chọn cho bạn. Nhưng đa số chúng đều nằm tại các nước phương Tây và Mỹ. Và chi phí theo học khá đắt đỏ. Tại Việt Nam, số lượng các trường còn khá ít. Đã phần nào đảm bảo về chất lượng đào tạo chuẩn đầu ra cho hầu hết sinh viên.

Nơi đào tạo nguồn nhân sự cho VFX tại Việt Nam cũng thiếu. Trong khi đòi hỏi của thị trường truyền thông là rất cao. Nguồn nhân lực để sản xuất ra những bộ phim điện ảnh TVC quảng cáo ấn tượng . Các VFX artists được săn đón với mức lương khởi điểm đáng ngưỡng mộ so với nhiều ngành nghề khác. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những ai theo đuổi VFX.

Nếu bạn có niềm đam mê, hãy dũng cảm theo đuổi chúng

Chào đón bạn vào thế giới của những nghệ sĩ sáng tạo VFX. Rất có thể bạn chính là những đồng nghiệp tương lai của chúng tôi trong ngôi nhà chung PanaMotion.

Chuyện nghề VFX - Kĩ Xảo Điện Ảnh Chuyên Nghiệp 1

 

Nổi tiếng là một studio VFX- kĩ xảo chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, PanaMotion sở hữu nhiều chuyên gia giỏi. Đồng thời chúng tôi tạo ra những TVC quảng cáo, Viral clip chất lượng, tinh tế.

Contact us Tel 

Email: hello@panamotion.vn | Tel: 0964889380/0906290741

Follow us: Website+Facebook+Youtube

Company Adress : No. 3, Alley 158/1 Ngoc Ha Street – Ngoc Ha Ward – Ba Dinh District – Hanoi