fbpx

Yếu Tố Để Trở Thành Một Nhà DESIGNER Thành Công

Là một Desinger giỏi, không phải ngay từ đầu đã thành công. Đôi khi bạn không thể tránh khỏi sai lầm. Điều bạn cần làm đó là đối diện với chúng và học hỏi từ những sai lầm đó để thành công. Cho dù bạn là người bắt đầu sự nghiệp, hoặc chuyển từ ngành học khác sang ngành học sáng tạo này. Ai cũng có thể phạm sai lầm khiến bạn thấy xấu hổ trước mặt đồng nghiệp hay sếp. Thế nhưng không vì thế mà mất đi sự tự tin.

Thực tế, không có nhà thiết kế chuyên nghiệp nào mà không mắc một vài lỗi khủng khiếp.  Hiểu được điều này chắc hẳn bạn sẽ hiểu được ngụ ý mà các nhà tuyển dụng. Khi sử dụng câu hỏi: “Điều gì là sai lầm lớn nhất mà bạn đã phạm phải và bạn đã học được gì từ nó?”.

  1. Nghiên cứu về đối tượng chưa đầy đủ

Mike Brondbjerg đã có một sự nghiệp thành công trong việc trực quan hóa dữ liệu, thông tin và thiết kế khái quát. Nhưng nó không phải là tất cả.

Anh nhớ lại: “Một lần tôi đã thiết kế logo bằng cách sử dụng hình học đơn giản và thông minh. Khách hàng là một thương hiệu ván trượt tuyết. Nhưng tôi đã vô tình tạo lại logo của một tổ chức cánh hữu ít nổi tiếng … oops. Không có gì sai khi tôi nhận được sự cáu kỉnh từ phía khách hàng. Điều đó là lẽ dĩ nhiên và cần thiết. Đây là một thất bại rõ ràng khi làm nghiên cứu về đối tượng. Thậm chí chỉ cần một tìm kiếm hình ảnh nhanh chóng trên Google có thể giúp tôi trong trường hợp này.”

5 sai lầm cần loại bỏ để trở thành Designer thành công

Mike Brondbjerg, aka Kultur Design, đã học được bài học quan trọng từ sự nghiệp trong quá khứ

 

Ngay cả khi bạn tập trung toàn bộ trí óc, tài năng và tinh thần cho một thiết kế nào đó. Cũng không tránh khỏi việc bạn bỏ lỡ điều quan trọng trong việc nghiên cứu. Và điều này sẽ quay lại “đâm sau lưng” mà không ngờ được. Khi điều đó xảy ra, hãy sử dụng kinh nghiệm để nhân đôi nghiên cứu của bạn trong các dự án trong tương lai. Đặc biệt nếu bạn cảm thấy áp lực từ khách hàng hoặc sếp của mình để nhanh chóng thực hiện.

Ngoài ra, bạn cũng cần phân tích phương pháp nghiên cứu. Và tự hỏi tại sao lại bỏ lỡ thực tế quan trọng đó trong quá trình nghiên cứu đối tượng. Chất liệu tạo nên thiết kế? Có điều gì trong thiết kế của bạn cần thay đổi không?

  1. Quá tải danh mục đầu tư của bạn

Michele Paccione- họa sĩ minh họa từng đoạt giải thưởng, giám đốc sáng tạo. Và copywriter nối tiếng tin rằng: “Có rất nhiều danh sách thiết kế cần hoàn thành trong dự án. Hoặc trong guồng quay công việc. Là sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải. Điều này thực sự gây ấn tượng với tôi khi  người bạn của tôi gặp khó khăn khi đi xin việc. Sau đó anh ấy đã cắt giảm một nửa số danh mục đầu tư- sản phẩm thực hiện trên phần giới thiệu. Và đã tìm được công việc rất nhanh chóng.”

5 sai lầm cần loại bỏ để trở thành Designer thành công-1

Portfolio của Designer-Họa sĩ minh họa Michele Paccione thể hiện thông điệp một cách khéo léo, tỉ mỉ

Thay vì đưa quá nhiều các sản phẩm đã thực hiện và phần giới thiệu bản thân có thể cắt giảm. Và chỉ sử dụng những sản phẩm chỉn chu và hài lòng nhất. Đặc biệt những sản phẩm này phải phù hợp với thương hiệu của công ty. Hoặc các đối tượng bạn đang muốn hướng đến.

  1. Cung cấp cho khách hàng quá nhiều lựa chọn

Rory Berry, giám đốc sáng tạo tại Superrb nhớ lại: “Một lỗi mà chúng tôi đã mắc phải trước đây chính là việc công ty đưa ra cho khách hàng quá nhiều lựa chọn về ý tưởng thiết kế logo. Việc làm này không chỉ mất nhiều thời gian thiết kế. Mà còn có thể khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn. Nếu khách hàng muốn lấy các yếu tố từ một vài ý tưởng. Và kết hợp chúng lại với nhau.”

Anh ấy đưa ra lời khuyên: “Những nhà thiết kế cần hỏi chi tiết về những yêu cầu của khách hàng muốn. Thứ họ thích và không thích để nhận được chỉ đạo cụ thể nhất từ họ.” Qua những trải nghiệm đó. Giờ đây anh ấy đã rút ra được kinh nghiệm đó là chỉ nên đưa ra cho khách hàng 3 lựa chọn mà các designer tin là giải pháp tốt nhất.

5 sai lầm cần loại bỏ để trở thành Designer thành công-2

Superrb Studio

  1. Lỗi chính tả

Chúng ta thường nghe về điều này hết lần này đến lần khác. Từ CV, portfolios đến mockup khách hàng. Và thậm chí khi hoàn thành công việc, lỗi chính tả vẫn tồn tại và phá hỏng mọi thứ.

Một vài ví dụ từ tạp chí Computer Arts của chúng tôi. Nhà thiết kế cho biết: “tôi đã vô tình viết “PUBIC AUCTION” thay vì “Public auction” trên một bảng hiệu bất động sản”. Người khác cho biết: “Lỗi đánh máy, chữ cao 120mm, bị mọi người bỏ qua trong ba tuần.” Hay, “Tôi đã đánh vần từ graphic design thành “graphic deign” khi đang đăng ký và phỏng vấn để trở thành một nhà thiết kế đồ họa.”

Người thứ ba thừa nhận đã gây ra lỗi trên trang web cá nhân của anh ta. Từ bỏ Lorum Ipsum trong tiêu đề trang trên trang mở đầu. Và anh ta chắc chắn không phải là người đầu tiên làm như vậy. Tương tự, nhà làm phim hoạt hình thừa nhận anh ta đã ghi sai từ “fluids” thành “fulids” không chỉ 1 mà có đến 3 lần. Gửi chúng đến 4 công ty trước khi anh nhận ra lỗi sai ngu ngốc đó.

5 sai lầm cần loại bỏ để trở thành Designer thành công-3

Colorful or colourful? Cách đánh vần đúng tùy thuộc vào khách hàng, người xem đến từ nơi nào

Cách để phát hiện ra lỗi sai chính tả

Trong khi làm việc rất khó khăn để phát hiện ra các lỗi sai chính tả. Và các nhà thiết kế làm việc cũng cần có chút tinh thần của nhà văn. Sau những cú thót tim chỉ vì sai lỗi chính tả trong thiết kế. Nhận ra sai lầm của chính mình. Và cẩn thận hơn trong những lần sau Bạn đã sử dụng Spellcheck chưa? Nếu không, hãy chắc chắn rằng không bao giờ được gửi thiết kế cho khách hàng. Nếu chưa kiểm tra kỹ càng lại một lần nữa.  

Hãy tuân thủ quy trình kiểm tra thiết kế một cách nghiêm ngặt. Có thể nhờ đến sự trợ giúp của đồng nghiệp. Một lỗi chính tả có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Vì vậy hãy thu hút càng nhiều con mắt theo dõi quá trình làm việc và sản phẩm của bạn càng tốt.

  1. Đặt quá nhiều niềm tin vào nghiên cứu khách hàng

Troy Wade, người đồng sáng lập Brown & Co, đã có một sự nghiệp lâu dài và lừng lẫy trong ngành thiết kế. Nhưng có một sự thật là anh ấy đã mắc phải một sai lầm được coi là kỳ lạ.Anh ấy thừa nhận rằng: “Vào những dịp hiếm hoi. Tôi đã chiến đấu mạnh mẽ với khách hàng của mình. Để tạo ra  những thiết kế sáng tạo. Và một trong những lý do khiến anh làm điều đó chính là đã đặt quá nhiều niềm tin vào nghiên cứu người tiêu dùng.”

“Nghiên cứu về thiết kế của khách hàng có nhiều vấn đề do học không có tầm nhìn. Về những gì nhà thiết kế muốn hướng tới cho thương hiệu. Ngay cả khi người designer giải thích điều đó với họ. Đó là lý do tại sao họ không phải là nhà thiết kế.”

Nghiên cứu khách hàng như nào là đúng

Nghiên cứu người tiêu dùng thường đưa ra đầy đủ những thông tin thực sự hữu ích. Nhưng đến một lúc nào đó, nếu bạn đặt quá nhiều niềm tin vào nó. Thì kết quả bạn nhận được sẽ là một quả trứng ném thẳng vào mặt mình. Nếu chuyện đó xảy ra đừng có tỏ ra khó chịu và tức giận. Hoặc loại bỏ hoàn toàn nghiên cứu người tiêu dùng trong các thiết kế tương lai. Thay vào đó, hãy đọc đi đọc lại nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích cẩn thận. Và thử thách nó trong những thiết kế phù hợp nhất.

Ví dụ hãy đặt ra những câu hỏi như: Kích thước mẫu có đủ rộng để trình bày kết quả có ý nghĩa không? Các nhà nghiên cứu đã hỏi những câu hỏi nào là chủ đạo? Những câu hỏi nào là sai lầm?  Và hơn thế nữa. Ngay cả khi nghiên cứu có giá trị theo cách riêng cũng không có nghĩa là bạn mù quáng theo dõi nó.

Nguồn nội dung biên tập: Creativebloq.com